Bệnh gút là một dạng đau đớn tột cùng của bệnh viêm khớp, thường ảnh hưởng đến khớp ngón cái của bàn chân và các khớp khác.
Mất nước có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu dẫn đến những đợt đau cấp đối với những người bị gút.
Nghiên cứu cho thấy, thừa cân và béo phì tạo điều kiện hình thành bệnh gút, do kích thích cơ thể tạo ra acid uric và ngăn chặn sự bài tiết acid uric ra khỏi cơ thể.
Mãn kinh: Ở thời kì này, estrogen bị suy giảm khiến thận bài tiết đào thải acid uric kém dẫn đến tăng nguy cơ bị bệnh gút.
Khớp bị chấn thương làm cho acid uric dễ lắng đọng hơn và có thể dẫn đến một đợt cấp của bệnh gút.
Nếu cơ thể đang trong tình trạng tăng acid uric máu, mang giày chật, không vừa chân và không thoải mái dễ gây những lực nén không tốt trên các khớp bàn chân, tạo điều kiện lắng đọng acid uric ở các khớp bị thương dẫn đến bệnh gút.
Khoảng 20% bệnh nhân bị gút có tiền sử gia đình mắc bệnh gút. Nếu bạn có tiền sử gia đình bị gút, cần phải nhận thức rõ các yếu tố nguy cơ khác, đặc biệt là khi bạn có tuổi.
Những loại thuốc lợi tiểu làm tăng bài tiết nước tiểu để giúp kiểm soát tăng huyết áp. Tuy nhiên, trong quá trình này, thận đưa chất lỏng ra khỏi cơ thể kèm tăng đào thải acid uric, dẫn đến làm tăng nguy cơ tái tạo của acid uric trong cơ thể và nguy cơ gây ra bệnh gút.
Aspirin còn gọi acid acetylsalicylic, là một thuốc kháng viêm và giảm đau có thể làm thay đổi nồng độ acid uric máu và hình thành bệnh gút./.
CTV Vũ Gia/VOV.VN (biên dịch)
Heathline