logo
banner top

Phó Chủ tịch TPHCM: Đừng để đường hết ngập mà nhà dân ngập

Ngày đăng: 14/06/2019 7:57

Làm việc với các đơn vị phụ trách chống ngập, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan phàn nàn về những dự án chống ngập cho đường xong thì nhà dân ngập. Theo ông, quan điểm của TP là giải quyết hài hòa 2 lợi ích: đường không ngập, nhà dân cũng không ngập. 

Dự án hàng trăm tỷ đồng, đường vẫn ngập

Ngày 13/6, Thường trực HĐND TPHCM khóa IX có buổi giám sát về tiến độ và hiệu quả triển khai các dự án chống ngập trên địa bàn thành phố.

Phó Chủ tịch TPHCM: Đừng để đường hết ngập mà nhà dân ngập - 1

Hệ thống thoát nước đô thị còn hạn chế, TPHCM vẫn chưa thoát ngập

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, Phó giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị TP, từ năm 2008 trên địa bàn thành phố tồn tại 126 điểm ngập do mưa, 95 điểm ngập do triều.

Nhờ triển khai các dự án chống ngập, trong 10 năm qua, đến nay, TP còn 18 điểm ngập do mưa, 5 điểm ngập do triều cường. Trong thời gian tới, các điểm ngập này sẽ được tiếp tục giải quyết.

Đại biểu Nguyễn Minh Nhựt, Phó Trưởng Ban Đô thị HĐND TP cho rằng, công tác chống ngập còn những tồn tại, đặc biệt là tính hiệu quả, kết nối đồng bộ các dự án.

Ông Nhựt dẫn chứng, dự án lắp đặt cống hộp trên đường Mai Xuân Thưởng hoàn thành 90% nhưng còn vướng 1 ngôi nhà chưa giải quyết được, khiến hệ thống cống bị thắt cổ chai, chưa phát huy được hiệu quả dự án.

Cũng theo ông Nhựt, dự án thoát nước bên trong và ngoài sân bay thiếu đồng bộ, chưa có sự phối hợp ăn ý giữa các đơn vị trong sân bay và địa phương khiến khu vực sân bay Tân Sơn Nhất vẫn ngập.

Bổ sung thêm, đại biểu Nguyễn Văn Đạt, Phó Trưởng Ban Văn hóa – xã hội cho biết, có những dự án lắp đặt cống xong vẫn còn ngập vì chưa đồng bộ với hệ thống kênh, rạch thoát nước.

Theo ông Đạt, đường Nguyễn Văn Quá (quận 12) được đầu tư khá lớn nhưng không phát huy được hiệu quả, mưa vẫn còn ngập. Muốn hết ngập phải chờ giải tỏa rạch Cây Lim. Ngươi dân nơi đây rất bức xúc vì cứ nghĩ nâng cấp đường xong sẽ hết ngập.

Hay như tại quận 9, hai dự án chống ngập trên đường Đỗ Xuân Hợp với tổng vốn đầu tư gần 400 tỷ đồng nhưng làm xong vẫn ngập, vì phải chờ cải tạo các kênh, rạch thoát nước cho đồng bộ. Điều đáng nói, quận 9 có địa hình khá cao so với các địa phương khác.

“Dự án làm xong vẫn ngập, phải chờ giải tỏa kênh, rạch. Người dân hết sức bức xúc”, ông Đạt cho biết.

Phó Chủ tịch TPHCM: Đừng để đường hết ngập mà nhà dân ngập - 2

Dự án sửa đường Nguyễn Hữu Cảnh có tổng kinh phí 473 tỷ đồng

Vượt qua nhiều đối thủ, Xuân Thắng đăng quang ‘The Next Gentleman 2024’ (Quý ông hoàn mỹ 2024), nhận giải thưởng trị giá 400 triệu đồng.

Người đăng: BizViet vào Chủ nhật, 3 tháng 11, 2024

Công trình làm xong đã lỗi thời

Nói về hệ thống thoát nước đô thị, ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị cho biết, thành phố vẫn đang trong quá trình thực hiện hệ thống cống thoát nước theo quy hoạch 752. Tuy nhiên, công trình làm ra đã lỗi thời do biến đổi khí hậu. Do đó, TP đang rà soát, cập nhật lại tình hình để báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho điều chỉnh.

Về tuyến đường Đỗ Xuân Hợp mưa vẫn ngập, ông Dũng cho biết, do lúc trước không đủ kinh phí nên chỉ làm 1 tuyến cống thoát nước (dự án gồm 2 tuyến cống thoát nước – PV). Do đó, hiện nay quy mô chưa đáp ứng được yêu cầu thoát nước cho cả khu vực.

Phó Chủ tịch TPHCM: Đừng để đường hết ngập mà nhà dân ngập - 3

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan yêu cầu không để tái diễn tình trạng đường hết ngập mà nhà dân ngập

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan cho biết, TP đang trong quá trình đô thị hóa cực nhanh, dường như vượt quá tầm kiểm soát của TP, đặc biệt là ở vùng ven, ngoại thành, có thể nói là quản lý chưa được tốt. Đô thị hóa nhanh dẫn đến nhiều vấn đề, trong đó có ngập nước.

“Hơn 2 năm qua, TP thực hiện nhiều giải pháp, dự án chống ngập, giúp thành phố không còn ngập như 5-7 năm trước đây. Trong đó, có điểm không còn ngập, có những điểm giảm ngập, chỉ còn ngập cục bộ và rút nước trong thời gian ngắn. Nhưng cũng có dự án, công trình được mình nhưng không được người”, ông Hoan nói.

Cụ thể, theo ông Hoan, dự án nâng cấp đường Kinh Dương Vương giúp đường không ngập nhưng nhà dân lại ngập.

“Lãnh đạo TP nói bây giờ làm đường Nguyễn Hữu Cảnh giúp đường không ngập nhưng nhà dân có ngập không? Phải trả lời được câu hỏi đó”, ông Hoan nói. Theo ông, quan điểm của TP là giải quyết hài hòa 2 lợi ích: đường không ngập, nhà dân cũng không ngập.

“Do đó, không chỉ thuần túy là nâng đường mà áp dụng nhiều giải pháp để vừa không ngập đường, cũng không ngập nhà. Hoặc có thể ngập đường trong thời gian ngắn nhưng không ngập nhà dân. Đây là bài toán cần lưu ý khi làm đường Nguyễn Hữu Cảnh, tránh tình trạng như đường Kinh Dương Vương”, ông Hoan nói.

Theo Quốc Anh

Theo Dân Trí

Tags: ,