Nguyễn Đức Anh mất tới 4 năm để có thể cho ra mắt phiên bản Nanobook như hiện tại. Nhưng quan trọng hơn, đây là hành trình của một người trẻ mà trong đó chưa từng xuất hiện hai chữ ‘từ bỏ’.
Xây app, hết tiền, lại xây app, lại hết tiền
Đó là vòng lặp phổ biến trên chặng đường mà Nguyễn Đức Anh, Giám đốc điều hành (CEO) sinh năm 1995, tạo ra start-up Nanobook của mình.
Nanobook là ứng dụng chuyên về tóm tắt sách dạng chữ và audio, với kho sách lên tới 800 quyển, trong đó có những tác phẩm bán chạy trên thế giới như “Đắc nhân tâm”, “Cha giàu cha nghèo”, “Nghĩ giàu làm giàu”…
Theo chia sẻ của Nguyễn Đức Anh, các mô hình tóm tắt sách thực tế không mới trên thế giới. Thời còn học thạc sỹ bên Pháp, trước khi quyết định bỏ tiền để mua một quyển sách bất kỳ, chàng trai trẻ thường vào website tóm tắt để tìm hiểu qua nội dung. Điều này giúp cậu tiết kiệm thời gian, tiền bạc và quan trọng nhất là tìm được đúng quyển sách mình cần.
Nguyễn Đức Anh, nhà sáng lập Nanobook.
Hiện tại, Nanobook có hơn 200.000 lượt tải và tất cả đều là người dùng tự nhiên, bởi start-up chưa triển khai bất kỳ chiến dịch chạy quảng cáo nào. Start-up cho phép người dùng trải nghiệm miễn phí trong 3 ngày, trước khi áp dụng thu phí với mức 49.000 đồng/tháng.
Trong năm tới, sau khi đã hoàn thiện ứng dụng và bổ sung các nội dung chất lượng, Nanobook sẽ cân nhắc tới chuyện chạy quảng cáo để đưa ứng dụng tiếp cận nhiều hơn với người dùng.
Từ đây, Đức Anh nghĩ đến chuyện sẽ bắt tay xây dựng một ứng dụng công nghệ tương tự, để những người trẻ như cậu không còn khó khăn khi chọn lựa sách và dần xây dựng văn hóa đọc.
Hiện tại, Nanobook có hơn 200.000 lượt tải và tất cả đều là người dùng tự nhiên, bởi start-up chưa triển khai bất kỳ chiến dịch chạy quảng cáo nào. Start-up cho phép người dùng trải nghiệm miễn phí trong 3 ngày, trước khi áp dụng thu phí với mức 49.000 đồng/tháng.
Trong năm tới, sau khi đã hoàn thiện ứng dụng và bổ sung các nội dung chất lượng, Nanobook sẽ cân nhắc tới chuyện chạy quảng cáo để đưa ứng dụng tiếp cận nhiều hơn với người dùng.
Năm 2017, chàng trai 9x vừa du học, vừa làm thêm, vừa bắt đầu khởi nghiệp Nanobook. Cậu dồn toàn bộ tiền tiết kiệm, cộng thêm việc gọi vốn từ 3 nhà đầu tư thiên thần (chính là anh trai và hai người quen nữa), để thuê một công ty công nghệ viết app thay mình.
Tuy nhiên, hành động này hóa ra lại sai lầm, bởi đó là công ty khá có tiếng, trước giờ chỉ làm cho doanh nghiệp lớn. Sự thiếu kinh nghiệm khiến Đức Anh phải chi ra một mức phí quá cao và nhận về quá ít, không khác gì “vào nhà hàng hạng sang, nhưng chỉ đủ tiền gọi món khai vị”. Phiên bản Nanobook 1.0 thất bại hoàn toàn, Đức Anh mất trắng số tiền mà anh tiết lộ là đủ để mua một chiếc ô tô hạng sang.
Nhưng vấp ngã này không làm Đức Anh chùn bước. Trong suốt một năm sau đó, cậu tiếp tục làm thêm đến bạc cả tóc để có thể bắt đầu Nanobook phiên bản 2.0, đồng thời vẫn duy trì việc tích lũy nội dung cho ứng dụng. Rút kinh nghiệm từ lần đầu tiên, sang lần 2, CEO 9x không thuê công ty lớn nữa, mà lựa chọn một đội freelancer về làm cho mình. Vì không có kiến thức công nghệ, Đức Anh giao toàn bộ dự án cho phía kỹ thuật tự xử lý. Kết quả là mất tới 1,5 năm xây dựng, hệ thống vẫn tiếp tục thất bại.
Chỉ đến sau này, khi nhà sáng lập trở về Việt Nam và tìm được một nhân sự đảm nhận vị trí CTO (giám đốc công nghệ), mọi chuyện mới dần vào quỹ đạo. Ngày 8/3/2021, Nanobook chính thức ra mắt người dùng. Đây là phiên bản thứ 4 của Nanobook sau quãng thời gian 4 năm vừa sai, vừa sửa.
Ngoài nội dung chính là tóm tắt sách, Nanobook hiện cũng phát triển một chuỗi series podcast với đa dạng chủ đề, từ hướng dẫn cách giao tiếp đến những bài học về tư duy của người thành công. Trong năm tới, dự án sẽ mở rộng thêm những nhóm chủ đề mới về sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất, tài chính cá nhân, đồng thời bổ sung tính năng mini-app, như một dạng nhật ký cho phép người dùng ghi lại cảm xúc của mình mỗi ngày.
“Nanobook hướng tới xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ học tập, giúp người trẻ phát triển bản thân và cân bằng cuộc sống”, CEO Nguyễn Đức Anh khẳng định.
Khởi nghiệp công nghệ kiểu tiết kiệm
Khác với nhiều start-up công nghệ, phải dựa vào việc gọi vốn để tiếp tục tăng trưởng, Đức Anh lựa chọn khởi nghiệp theo hướng chậm mà chắc. Ngoài vòng gọi vốn từ người quen vào năm 2017, chàng trai trẻ chưa gọi thêm bất kỳ vòng vốn nào khác, dù được nhiều quỹ đầu tư tiếp cận. Cậu cho biết, không muốn nhận tiền để rồi gò ép bản thân và start-up vào các KPI do phía rót vốn đưa ra.
“Nanobook không phải start-up phù hợp để nhận tiền từ nhà đầu tư. Bản thân tôi vẫn còn trẻ, còn muốn tự do thử thách những điều mới”, CEO 9x trần tình.
Bù lại, Đức Anh tự dùng thu nhập bản thân kiếm được từ những công việc khác để nuôi dưỡng start-up. Cậu là nhà quay phim đứng sau nhiều video thời trang của các thương hiệu lớn như Dior, Chanel; là đạo diễn MV âm nhạc, là YouTuber quen mặt với giới trẻ qua kênh “Andrew Bay Bổng”.
CEO 9x cũng xây dựng cho mình lối sống tiết kiệm, không đồ hiệu, không nhà hàng xa hoa. Đặc biệt, Đức Anh luôn kè kè laptop bên mình để có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi.
“Tôi nhớ từng đọc đâu đó, Jack Ma nói rằng, tiền các quỹ đầu tư không thiếu và luôn sẵn sàng giải ngân, chỉ là start-up có hệ thống hoàn chỉnh để khi vốn đầu tư chảy vào, dòng tiền sẽ được tối ưu hay không. Một số start-up đốt tiền nhanh, nhưng hiệu quả mang lại không nhiều”, Nguyễn Đức Anh thẳng thắn bày tỏ.
“Mọi người nhìn vào, nghĩ tôi sẽ cần rất nhiều tiền để ‘nuôi’ start-up, nhưng thực tế là không quá nhiều. Quan trọng là phải sử dụng hiệu quả từng đồng vốn, còn lại chỉ cần tiết kiệm và chi tiêu hợp lý thì vẫn chạy được start-up”.
Nhà sáng lập tiết lộ Nanobook vẫn chưa hoàn vốn, nhưng tình hình khả quan hơn thời cậu mới khởi nghiệp rất nhiều. Start-up có dòng tiền hàng tháng đủ để trả lương cho đội ngũ nhân sự và có thể đầu tư thêm, nên bản thân Đức Anh không cần phải bỏ vốn nhiều nữa.
Nhung Bùi