logo
banner top

Có hay không việc dùng bằng B1 không được lái ô tô?

Ngày đăng: 01/07/2020 8:11

Theo vụ trưởng Vụ Quản lý phương tiện và người lái, khi chuyển đổi hệ thống tên gọi các hạng giấy phép lái xe sẽ không hồi tố đối với các bằng lái xe cũ.

Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi của Bộ GTVT đang được lấy ý kiến tiếp tục gây xôn xao dư luận với thông tin người có giấy phép lái xe (GPLX) hạng A1 sẽ không được điều khiển xe máy có dung tích động cơ 150cc như Honda SH, Honda Winner… và người có bằng B1 không được lái ô tô.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM chiều 30-6, ông Lương Duyên Thống, Vụ trưởng Vụ Quản lý phương tiện và người lái (Tổng cục Đường bộ Việt Nam), phủ nhận thông tin này.

Theo ông Thống, thành viên ban soạn thảo dự luật giao thông đường bộ sửa đổi, dự luật đang được lấy ý kiến đã phân lại hạng GPLX. Cụ thể, bằng B1 hiện hành được đổi sang B2, bằng hạng FC được đổi sang hạng CE… Việc thay đổi này để tránh sự chênh lệch trong việc cấp, đổi GPLX và để phù hợp quy chuẩn quốc tế, tạo điều kiện cho việc sử dụng GPLX của Việt Nam ở nước ngoài và nước ngoài vào Việt Nam.

Ông Thống khẳng định dù có thay đổi nhưng người dân đã được cấp bằng lái không cần phải đổi lại bằng. Đối với trường hợp mất bằng lái xin cấp lại, cơ quan chức năng sẽ tiến hành làm các thủ tục chuyển đổi sang hạng tương đương.

Có hay không việc dùng bằng B1 không được lái ô tô? - ảnh 1

Học viên học lái xe ô tô tại một trung tâm ở TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG 

Khi nhận được cuộc gọi của người lạ nhưng không có trong danh bạ, điều đầu tiên hẳn bạn muốn làm là tra cứu số điện thoại vừa gọi đến là ai.

Người đăng: BizViet vào Chủ nhật, 24 tháng 12, 2023

Ví dụ, hạng B1 hiện nay đang được sử dụng lái ô tô số tự động, trường hợp mất hoặc hết thời hạn sẽ được đổi sang hạng mới B2. Tương tự, người dân có bằng lái hạng B2 (số sàn) sẽ được chuyển đổi sang hạng B, hạng D được chuyển đổi sang hạng D2, hạng E được chuyển đổi sang hạng D…

“Hiểu một cách ngắn gọn, dự luật chỉ thay đổi tên gọi của các loại bằng lái xe. Người dân đã được cấp bằng lái vẫn sử dụng bình thường, khi có nhu cầu cấp mới hoặc hết hạn sẽ được cấp lại theo tên gọi mới…” – ông Thống giải thích và khẳng định việc cấp lại bằng được thực hiện như quy định hiện hành và không làm tăng thủ tục, chi phí cho người dân.

Với các bằng lái xe mới, vụ trưởng Vụ Quản lý phương tiện và người lái khẳng định sẽ được cấp theo quy định mới.

Về thông tin bằng lái A1 không được điều khiển xe máy có dung tích 125 cc trở lên. Điều này đồng nghĩa với việc người có bằng A1 không được điều khiển xe máy có dung tích động cơ 150 cc như Honda SH, Honda Winner, Yamaha Exciter… Tuy nhiên, ông Thống cho biết nếu đã có GPLX hạng A1 (không thời hạn), người dân vẫn tiếp tục điều khiển xe máy có dung tích động cơ dưới 175 cc, không phải đổi sang GPLX mới.

“Có nghĩa khi chuyển đổi hệ thống tên gọi các hạng GPLX sẽ không hồi tố đối với các bằng lái xe cũ. Người dân không phải thi lại bằng, đổi bằng. Sau khi dự luật có hiệu lực, các đơn vị sẽ cấp GPLX theo mẫu mới cho người dân có nhu cầu đổi, cấp mới hoặc cấp lại GPLX…” – ông Thống khẳng định.


Phân lại hạng giấy phép lái xe

Theo quy định hiện hành, có tất cả 12 hạng GPLX, bao gồm: A1, A2, A3, A4, B1 (B1 số tự động và B1), B2, C, D, E, FB2, FD, FE.

Trong khi đó, dự luật giao thông đường bộ sửa đổi chia GPLX thành 17 hạng khác nhau gồm: A0, A1, A, B1, B2, B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE. Việc phân loại này theo đúng với hệ thống GPLX của các nước tham gia Công ước Vienna 1968 mà Việt Nam đã tham gia năm 2014, với cam kết sau năm năm chuyển đổi hạng GPLX trong nước phù hợp với quốc tế. 


Theo Viết Long

https://plo.vn/do-thi/giao-thong/co-hay-khong-viec-dung-bang-b1-khong-duoc-lai-o-to-921555.html

Theo Pháp Luật Tp.HCM

Tags: , ,