logo
banner top

Cảnh giác những trò lừa đảo trên mạng

Ngày đăng: 15/05/2023 10:23

Số vụ lừa đảo qua các nền tảng trực tuyến do công ty công nghệ Meta sở hữu gồm Facebook, WhatsApp và Instagram đã tăng mạnh trong thời gian qua. Theo nghiên cứu từ Ngân hàng TSB của Anh, số vụ lừa đảo trên các nền tảng của Meta chiếm tới 80% tổng số vụ lừa đảo theo hình thức mạo danh, mua hàng và đầu tư mà ngân hàng này thống kê được; trong đó 3 loại lừa đảo phổ biến nhất là mạo danh, mua hàng và đầu tư. 2/3 trong số đó xuất phát từ mạng WhatsApp.

Giám đốc phòng chống gian lận của TSB, Paul Davis, kêu gọi các công ty truyền thông xã hội khẩn trương rà soát những nền tảng xã hội mà họ sở hữu, để bảo vệ khách hàng đang sử dụng dịch vụ của họ hàng ngày. Ông Davis cũng khuyến cáo người dùng cần nâng cao cảnh giác, thận trọng hơn với những nội dung lừa đảo được che đậy một cách tinh vi trên mạng Internet. 

Khi nhận được cuộc gọi của người lạ nhưng không có trong danh bạ, điều đầu tiên hẳn bạn muốn làm là tra cứu số điện thoại vừa gọi đến là ai.

Người đăng: BizViet vào Chủ nhật, 24 tháng 12, 2023

Phân tích dữ liệu gian lận của TSB chỉ ra rằng các vụ lừa đảo mạo danh “gia đình và bạn bè” thông qua nền tảng nhắn tin di động tăng vọt 300%. “Trước khi quyết định chuyển tiền, bạn nên liên hệ trực tiếp với người nhận tiền để đảm bảo thông tin là chính xác” – TSB khuyến cáo.

Ngày càng có nhiều kẻ lừa đảo sử dụng các chatbot. Nguồn: New technology.

Việc ngăn chặn các chiêu trò lừa đảo ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) cũng đang được đặt ra một cách cấp thiết. Trong đó phổ biến là những “cuộc gọi cầu cứu” giống như các thành viên trong gia đình đang gặp nạn.

Cảnh sát Singapore cho biết, năm ngoái ở quốc đảo này có tới 31.728 vụ lừa đảo được báo cáo, tăng đột biến so với con số 23.933 vụ vào năm 2021. Thiệt hại gây ra cho các nạn nhân lên tới 660,7 triệu USD; tăng so với 632 triệu USD vào năm 2021. Loại hình lừa đảo phổ biến nhất là mạo danh quan chức hoặc các tổ chức đáng tin cậy để lừa nạn nhân tiết lộ chi tiết thẻ tín dụng cũng như dữ liệu tài khoản ngân hàng của họ.

Nhóm chuyên gia an ninh mạng của Case cảnh báo, ngày càng có nhiều kẻ lừa đảo sử dụng các chatbot AI tạo sinh để tạo ra các văn bản giả mạo có văn phong và âm thanh tự nhiên giống như con người. Kẻ xấu đã lợi dụng công nghệ AI để tạo ra hình ảnh, giọng nói sao chép. Từ việc chiếm đoạt tài khoản Facebook, Instagram… rồi nghiên cứu tin nhắn, cách xưng hô, lịch sử giao dịch… để tạo ra những cuộc gọi giả, khuôn mặt giả và lừa tiền người thân, bạn bè của tài khoản bị tấn công qua Internet, cho đến gọi điện trực tiếp cho bị hại để dựng lên những tình huống khẩn cấp cần chuyển tiền…

“Không ai miễn nhiễm với lừa đảo. Ý nghĩ rằng điều đó sẽ không xảy ra với mình chính là thách thức lớn nhất” – Giám đốc Sở Nội vụ thương mại David Chew cho biết và nhấn mạnh cảnh giác với những trò lừa đảo trên mạng không bao giờ là đủ. 

Bảo Thư

Theo Đại Đoàn Kết Copy link

Tags: ,