Uống trà sữa đang trở thành trào lưu “gây nghiện” trong cộng đồng, tuy nhiên nhiều tín đồ phải dè dặt vì lo sợ sẽ tăng cân vì hàm lượng calo cao.
Uống trà sữa có phải là nguyên nhân chính gây tăng cân?
Cụ thể, một ly trà sữa được làm từ những thành phần sau:
Trà: Đây là nguyên liệu cơ bản nhất trong một ly trà sữa. Chúng thường là trà đen, trà xanh, trà ô-long hoặc trà trắng.
Sữa: Một trong những thành phần không thể thiếu chính là sữa. Tuy nhiên, một số loại trà sữa lại được làm từ kem béo vô cùng có hại cho sức khỏe.
Đường: Nếu uống một ly trà sữa bình thường, bạn đã hấp thụ tới 200kcal từ 50g đường, chưa tính năng lượng từ topping.
Các loại topping: Đây là ý do khiến trà sữa thu hút giới trẻ. Bổ sung thêm các loại topping như trân châu, phô mai, thạch, hạt,… sẽ làm thức uống này hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu, một 100ml trà sữa có thạch và kem chứa 15-20g đường, 10g chất béo và 100 calories. Nghĩa là nếu uống trà sữa khoảng 1 ly 500ml thì cơ thể sẽ hấp thu khoảng 60-70g đường và 500 calories (tương đương một tô phở bò). Đây cũng là lý do chính mà những “tín đồ” hay uống trà sữa e ngại nhất mỗi lần thưởng thức – tăng cân.
Ngoài ra, việc uống trà sữa quá nhiều với lượng đường cao sẽ tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng tiểu đường, huyết áp cao, đái tháo đường, mỡ trong máu và có khả năng gây mất ngủ vì chất caffein có trong trà.
Vậy, để vẫn có thể thưởng thức trà sữa mà không quá lo ngại đến vấn đề cân nặng, bạn có thể tham khảo những bí kíp sau.
Thay đổi lựa chọn topping và kem trong trà sữa
Các loại thạch truyền thống, trân châu đen, thạch phô mai có rất nhiều đường và chất phụ gia sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến cân nặng. Nhưng bạn có thể thay thế các loại topping trên bằng các loại thạch ít đường như Jelly, trân châu trắng.
Tuyệt đối không uống trà sữa khi vừa ăn no
Không chỉ riêng trà sữa, rất nhiều người lựa chọn việc đi uống gì đó sau bữa ăn thay cho “tráng miệng”. Việc này cực kỳ sai lầm, uống ngay sau khi ăn no sẽ dẫn đến tình trạng đầy hơi khó tiêu. Ngoài ra, chất caffein có trong lá trà có thể gây rối loạn khả năng hấp thụ protein của cơ thể. Thế nên, cách bữa ăn từ 1 – 2 tiếng sẽ là thời điểm hoàn hảo để uống trà sữa ngon lành mà không phải lo lắng sức khỏe.
Nên chọn size nhỏ để uống
Đừng để bản thân bị “quyến rũ” bởi những size lớn hay size “khổng lồ”. Một ly lớn sẽ nhiều calo và đường hơn đúng không? Thế nên, nếu uống trà sữa đã trở thành cuộc sống của bạn, size nhỏ là sự lựa chọn thông minh, vừa “đã thèm”, vừa không ảnh hưởng đến cân nặng.
Không uống gần lúc đi ngủ
Giảm mức đường trong trà sữa
Thông thường, các quán trà sữa đều cho khách hàng được chọn mức đường có trong trà sữa như: 0%, 30%, 50%, 70% hay 100%. Điều này giúp bạn hoàn toàn tự chủ lượng đường nạp vào cơ thể. Nếu lo lắng về các vấn đề về cân nặng hay sức khỏe, 30% hoặc 0% là mức vô cùng “hợp lý”. Nhưng uống trà sữa không đường thật nhạt nhẽo và khó uống!
Một mẹo nhỏ là thêm topping hay trân châu sẽ khiến thức uống này ngọt hơn, và bạn vẫn sẽ thưởng thức trọn vẹn một ly trà sữa mà không lo ngại về lượng năng lượng dư thừa nạp vào cơ thể.
Không uống trà sữa khi đói
Khi đói, bạn nên kiếm gì đó để ăn, giúp cơ thể phục hồi năng lượng chứ không nên “uống trà sữa thay cơm”. Trà có trong trà sữa có thể gây ra tình trạng bao tử khó chịu hay axit trào ngược. Do đó, để tránh tình trạng này, hãy uống sau khi ăn khoảng 1 – 2 giờ là tốt nhất.
Hạn chế tần suất dùng trà sữa
Đây chính là mục tiêu khó nhất với các “tín đồ” thích uống trà sữa, nhưng nếu làm được, bạn sẽ bất ngờ về kết quả mà bản thân đạt được. Hãy cố gắng hạn chế và chỉ uống 2 – 3 ly/ tuần và xem sự khác biệt. Nếu cảm thấy khó chịu khi phải kiêng, nước trái cây nguyên chất hay sữa ít béo sẽ là sự thay thế hoàn hảo, vừa không béo, vừa đẹp da.
Theo K.N (th)