logo
banner top

Những người thành công làm gì khi gần hết tiền?

Ngày đăng: 14/05/2019 15:27

CNBC đã nhận được 6 câu trả lời bất ngờ khi hỏi người thành đạt sẽ làm gì giả sử họ tiêu pha gần hết tiền của mình.

Làm tiếp thị trực tuyến

Emily Current và Meritt Elliott. Ảnh đồ họa: CNBC

Emily Current và Meritt Elliott. Ảnh đồ họa: CNBC

“Chúng tôi sẽ dành những đồng USD cuối cùng cho tiếp thị kỹ thuật số. Instagram có giá trị và dễ tiếp cận hơn so với bất kỳ cửa hàng bán lẻ nào trên Đại lộ Madison hoặc Rodeo Drive”, Nhà đồng sáng lập Emily Current và Giám đốc sáng tạo Meritt Elliott của Emily+Meritt nói.

Theo hai vị này, tiếp thị kỹ thuật số giúp nhãn hàng tương tác với khách hàng thuận lợi bằng nhiều cách thức từ thông điệp, hình ảnh đến chương trình khuyến mại và hơn thế.

Bỏ vào quỹ tiết kiệm hưu trí

Tom Zgainer - Nhà sáng lập kiêm CEO America’s Best 401K. Ảnh đồ họa: CNBC

Tom Zgainer – Nhà sáng lập kiêm CEO America’s Best 401K. Ảnh đồ họa: CNBC

“Công việc kinh doanh của tôi là giúp người Mỹ tiết kiệm được một quỹ hưu trí an toàn và chắc chắn. Tôi sẽ cảm thấy hối hận nếu tôi không làm điều tương tự cho bản thân và gia đình. Tôi sẽ bỏ số tiền còn lại vào quỹ hưu trí.

Tôi tiết kiệm không chỉ cho những lúc khó khăn mà cả những ngày thuận lợi, Tiết kiệm trong thời gian dài giúp tận hưởng ưu điểm của lãi kép. Vì vậy, trong khi tôi tiếp tục làm việc cho người khác thì tiền tiết kiệm tích lũy sẽ làm việc cho tôi”, Tom Zgainer, Nhà sáng lập kiêm CEO America’s Best 401K cho biết.

Vượt qua nhiều đối thủ, Xuân Thắng đăng quang ‘The Next Gentleman 2024’ (Quý ông hoàn mỹ 2024), nhận giải thưởng trị giá 400 triệu đồng.

Người đăng: BizViet vào Chủ nhật, 3 tháng 11, 2024

Giữ lại số tiền đó

Marla Beck - Nhà sáng lập kiêm CEO Bluemercury. Ảnh đồ họa: CNBC

Marla Beck – Nhà sáng lập kiêm CEO Bluemercury. Ảnh đồ họa: CNBC

“Lời khuyên đầu tiên của tôi là đừng tiêu sạch tiền của mình. Khi phát triển kinh doanh, tôi và chồng rất tập trung vào doanh thu và lợi nhuận vì tin rằng đó là chìa khóa của thành công.

Nhưng nếu chỉ còn lại vài USD, tôi sẽ không tiêu chúng. Tôi sẽ lao ra ngoài, cố gắng thúc đẩy doanh số và tăng doanh thu. Tăng trưởng doanh thu sẽ giải quyết được khó khăn”, Marla Beck, Nhà sáng lập kiêm CEO Bluemercury nói.

Mua một bộ vest đẹp

Peter Hernandez - Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Teles Properties. Ảnh đồ họa: CNBC

Peter Hernandez – Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Teles Properties. Ảnh đồ họa: CNBC

“Khi bắt đầu nghiêm túc với nghề nghiệp của mình, tôi mua một bộ vest đẹp. Tôi nhận thấy khi ăn mặc đẹp, tôi tạo được uy tín với những người tôi gặp và chính mình. Tôi thấy tự tin trong mỗi cuộc hẹn.

Judith Rasband từng nói ‘Cách chúng ta ăn mặc ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận, hành động và cách người khác phản hồi chúng ta’.

Trong khi nhiều người nghĩ điều này không quan trọng, nhưng thật sự không nên bỏ qua việc trông diện mạo bạn ra sao. Ăn vận để thành công. Nó khiến mọi người tin tưởng để làm ăn với bạn. Và điều đó tạo ra sự khác biệt”, Peter Hernandez, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Teles Properties khuyến nghị.

Đầu tư vào bất động sản

Andres Pira - Nhà đồng sáng lập kiêm CEO Blue Horizon Developments. Ảnh đồ họa: CNBC

Andres Pira – Nhà đồng sáng lập kiêm CEO Blue Horizon Developments. Ảnh đồ họa: CNBC

“Nếu chỉ còn vài USD cuối cùng, tôi sẽ đầu tư vào bất động sản để có thu nhập và ổn định tài chính. Tôi sẽ chọn bất động sản có tiềm năng cao. Sau đó, tôi sẽ cho thuê nó, sử dụng thu nhập đó để trả các nghĩa vụ tài chính và tiết kiệm phần còn lại hoặc tái đầu tư.

Cái hay của bất động sản là bạn không phải bỏ tiền ra để đầu tư vào nó. Bạn có thể thuê, tìm một đối tác có nguồn tài chính hoặc gây quỹ.

Khi thiếu tiền, bạn nên tối đa hóa giá trị của những đồng tiền còn lại. Khi bạn đặt mục tiêu với viễn cảnh tích cực, một đồng USD có thể tạo ra nhiều khác biệt”, Andres Pira, Nhà đồng sáng lập kiêm CEO Blue Horizon Developments, tác giả sách”Homeless to Billionaire: The 18 Principles of Wealth Attraction and Creating Unlimited Opportunity “, cho lời khuyên.

Đi mua một công ty

Jeremy Harbour - Nhà sáng lập kiêm CEO Unity Group và Harbour Club. Ảnh đồ họa: CNBC

Jeremy Harbour – Nhà sáng lập kiêm CEO Unity Group và Harbour Club. Ảnh đồ họa: CNBC

“Tôi sẽ sử dụng số tiền còn lại để mua công ty tiếp theo. Hầu hết mọi người nghĩ rằng, một thương vụ kinh doanh chỉ xoay quanh việc trả tiền ngay hay để nợ và trả vào một thời gian sau. Đó là giới hạn mà mọi người nghĩ, có lẽ do hầu hết suy luận từ việc mua nhà thì cần trả tiền mặt cộng với thế chấp để vay phần còn lại.

Tuy nhiên, các thương vụ kinh doanh có nhiều thông số hơn việc trả tiền ngay hay trả tiền sau. Thông qua mối quan hệ và cấu trúc trong thỏa thuận, bạn vẫn có khả năng mua được một công ty với giá một USD”, Jeremy Harbour, Nhà đầu tư, chuyên gia M&A, Nhà sáng lập kiêm CEO Unity Group và Harbour Club, tác giả của cuốn sách “Go Do!” và cuốn “Agglomerate: From Idea to IPO in 12 Months”, nêu ý tưởng.

Theo Phiên An/CNBC

Theo VnExpress

Tags: ,