Tỉnh dậy sau khi ngủ quên, nam sinh viên người Đài Loan (Trung Quốc) phát hiện mình bị mất thính lực một bên vì vẫn đeo tai nghe. Các bác sĩ nhận định điếc do đeo tai phone dễ xảy ra ban đêm hơn ban ngày.
Bệnh viện Đại học Á Châu (thành phố Đài Trung) một nam sinh viên đang học năm thứ 2 nhập viện trong tình trạng bị mất thính lực do đeo tai phone lúc ngủ quên. May mắn, bệnh nhân không bị mất thính giác vĩnh viễn và tình trạng điếc tai đang dần hồi phục.
Bác sĩ Tian Huiji – Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Á Châu – cảnh báo mọi người không nên sử dụng tai nghe khi ngủ và đến ngay bệnh viện nếu bị giảm thính lực, tránh tình trạng điếc diễn ra vĩnh viễn.
Nghe nhạc bằng tai nghe nhét tai rất nguy hiểm, đặc biệt vào buổi tối
Nếu nghe nhạc lớn vào ban ngày sẽ khó dẫn đến tình trạng điếc đột ngột hơn so với ban đêm. Giải thích lý do, bác sĩ Huiji nói rằng khi ngủ, cơ thể lưu thông máu chậm lại.
Điều này nghĩa là các tế bào trong tai nhận được ít máu hơn và suy giảm khả năng đối phó với âm thanh lớn, dẫn đến điếc đột ngột.
Cũng theo chuyên gia sức khỏe, tai nghe dạng nút tai đặc biệt nguy hiểm vì chúng hạn chế bất kỳ âm thanh nào thoát ra ngoài tai.
Năm ngoái, PGS William Shapiro của Đại học Langone (ở New York, Mỹ) cảnh tỉnh: những người trẻ tuổi thường phớt lờ lời khuyên và làm hỏng vĩnh viễn thính giác của họ khi nghe nhạc lớn bằng nghe.
Phát biểu vào tháng 1/2018, ông William nói rằng 20% thanh thiếu niên tại Mỹ bị mất thính lực do tiếp xúc với tiếng ồn.
Ở mỗi bên tai đều có ốc tai với nhiệm vụ nhận âm thanh bên ngoài đưa vào dưới dạng rung nhờ khoảng 15.000 sợi lông. Những tế bào lông thụ cảm nhỏ bé này giúp phát sóng âm thanh, nhưng chúng rất mỏng manh.
Các sợi lông thụ cảm không thể tự tái tạo, do đó, tổn thương sẽ là vĩnh viễn, gây mất thính giác hoặc giảm khả năng thăng bằng.
Theo Linh La