Với người mắc bệnh gan, chế độ sinh hoạt, chế độ ăn và thức ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh, thậm chí có thể làm cho bệnh nặng nề hơn rất nhiều.
Khi mắc bệnh về gan, chế độ ăn uống, sinh hoạt không phù hợp sẽ làm bệnh lý càng nặng thêm. Chế độ ăn uống lúc này có vai trò rất lớn trong việc điều trị. Ăn uống phải có sự cân đối giữa các thành phần như đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi, điều tiết công việc, luyện tập thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe cũng hết sức cần thiết nhằm giúp bệnh mau hồi phục.
Kiêng cay
Đồ ăn cay dễ làm cho hệ tiêu hóa bị “nóng”, gây mất cân bằng chức năng. Vì vậy, nên tránh ăn những thực phẩm cay.
Kiêng thuốc lá
Trong khói thuốc lá có rất nhiều chất độc hại sẽ gây tổn thương cho chức năng gan, khống chế tế bào gan tái sinh và hồi phục, vì vậy người bị bệnh viêm gan nhất định phải bỏ thuốc.
Kiêng rượu
Đến 90% lượng cồn trong rượu sẽ vào gan. Cồn có thể làm cho hệ thống chất xúc tác thông thường của tế bào gan bị phá hỏng, vì vậy trực tiếp ảnh hưởng đến tế bào gan, làm cho tế bào gan bị tổn thương, “tử vong”. Những người mắc bệnh viêm gan cấp tính hoặc mãn tính thì kể cả uống ít rượu cũng cũng đều làm cho bệnh tình biến chuyển hoặc thay đổi.
Kiêng ăn thực phẩm chế biến sẵn
Trong thực phẩm, đồ uống đóng hộp thường có chất bảo quản, chất này ít hay nhiều thì cũng đều có hại cho gan.
Không lạm dụng hormone, thuốc kháng sinh
Thuốc đa phần đều có hại cho gan và thận nhưng những loại thuốc này 2/3 là độc. Người bị bệnh gan nhất định phải sử dụng thuốc hợp lý dưới sự hướng dẫn chính xác của bác sỹ.
Thịt mỡ
Người bệnh gan cần giảm các chất béo, hạn chế ăn các món rán, chứ không phải kiêng hẳn chất béo. Một nghiên cứu cho thấy: ăn nhiều chất béo cùng với giảm protein và bột đường làm gia tăng quá trình xơ gan ở người viêm gan siêu vi C.
Trong khi đó, một nghiên cứu khác chứng minh chất lecithin có nhiều trong lòng đỏ trứng gà và đậu mè các loại chứa nhiều acid béo, omega-3 rất cần cho người bị bệnh về gan mạn tính kể cả viêm gan siêu vi A, B, C.
Thịt dê
Người bị viêm gan phải kiêng ăn thịt dê. Nguyên nhân là thịt dê có tính ngọt, nóng, ăn quá nhiều có thể làm cho một số vùng nhiễm bệnh trong cơ thể làm cho một số vùng nhiễm bệnh trong cơ thể phát triển, bệnh tình nặng thêm.
Y học hiện đại chứng minh, sau khi hấp thụ nhiều protein và chất béo, gan của người mắc bệnh viêm gan sẽ không thể hoàn thành chức năng trao đổi chất, như quá trình phân giải, hấp thụ… một cách hữu hiệu. Từ đó càng tăng thêm gánh nặng cho gan, dẫn đến bệnh tình nặng thêm. Thịt dê là thực phẩm giàu chất protein và mỡ, vì vậy người bị viêm gan nên ăn ít hoặc không nên ăn.
Không nên lạm dụng thuốc bổ
Ăn uống cân bằng khoa học là điều kiện cơ bản để duy trì sức khỏe cho cơ thể, nếu bồi bổ không hợp lý hoặc quá lạm dụng thì chức năng gan sẽ mất cân bằng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Kiêng ăn quá nhiều thực phẩm chứa protein
Đối với người bị viêm gan nghiêm trọng, do niêm mạc dạ dày bị sưng, lớp lông tơ ở ruột non trở nên dày và ngắn, dịch mật bài tiết mất cân bằng… làm cho chức năng hô hấp, tiêu hóa giảm. Nếu ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein như trứng, ba ba, thịt nạc thì sẽ gây ra tiêu hóa không tốt, dẫn tới chướng bụng, đầy bụng.
Kiêng ăn thực phẩm có lượng đồng (Cu) cao
Nghiên cứu chỉ rõ, lượng đồng tích trữ trong gan của người bị bệnh gan là cao gấp 5-10 lần so với người thường, hàm lượng đồng trong gan của người mắc bệnh xơ gan do dịch mật cần cao gấp 60-80 lần so với người bình thường. Lượng đồng cao sẽ gây phá hủy các tế bào gan. Chính vì vậy, người bị bệnh gan nên ít ăn những thực phẩm chứa đồng nhiều như sứa biển, tôm, ốc, mực….